Sáng ngày 15/6/2021, Phòng Giáo dục và Đào tạo Lệ Thủy (GDĐT) đã tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá công tác triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa theo Chương trình Giáo dục phổ thông đối với lớp 1 bằng hình thức trực tuyến giữa điểm cầu chính của Phòng GDĐT và 37 điểm cầu tại các trường tiểu học, TH&THCS trên địa bàn huyện.
Quang
cảnh tại điểm cầu Phòng Giáo dục và Đào tạo
Tham dự Hội nghị và chỉ đạo tại điểm cầu của Phòng GDĐT có sự tham dự của đồng
chí Đặng Thị Hồng Thắm, Phó chủ tịch UBND huyện; đồng chí Trần Quốc Thắng, Trưởng
phòng Giáo dục Mầm non – Tiểu học Sở GD&ĐT Quảng Bình; các đồng chí các lãnh
đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT, đại diện các phòng ban chuyên môn cấp huyện.
Tại các điểm cầu ở các trường có sự hiện diện của đại diện lãnh đạo UBND các xã,
thị trấn, Ban đại diện cha mẹ học sinh, CBQL và giáo viên tiểu học.
Đồng chí Trưởng phòng GD&ĐT đọc
báo cáo tổng kết
Năm học 2020-2021, huyện Lệ Thủy có 37 trường tiểu học và TH&THCS
(trong đó 28 trường tiểu học và 09 TH&THCS), với 106 lớp 1; Cơ sở vật
chất tại các cơ sở giáo dục tiểu học (CSGDTH) trên địa bàn huyện cơ bản đáp ứng
đủ về số lượng để phục vụ cho việc tổ chức dạy học. Nhiều phòng học khang
trang, đồng bộ, công trình phụ trợ được đầu tư xây dựng; các CSGDTH đẩy mạnh
việc sắp xếp, tận dụng và sử dụng tối đa cơ sở vật chất, trang thiết bị sẵn có
để tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường; từng bước hiện đại hóa trang
thiết bị dạy học nhằm đáp ứng việc thực hiện Chương trình GDPT 2018 theo đúng
lộ trình của Bộ GDĐT.
Để thực hiện hiệu quả chương
trình, sách giáo khoa mới lớp 1, ngay sau khi kết thúc năm học 2019-2020, Phòng
GDĐT đã tích cực chỉ đạo các đơn vị nhà trường rà soát, đầu tư các điều kiện về
cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học; phối hợp chỉ đạo, chuẩn bị đội
ngũ giáo viên đảm bảo chất lượng, số lượng; tổ chức lựa chọn sách giáo khoa đảm
bảo công khai, minh bạch, đúng quy trình…
Qua đánh giá về công tác
giảng dạy, phần lớn giáo viên tích cực đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức
dạy học; sử dụng có hiệu quả đồ dùng, thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin
trong việc khai thác tài liệu bổ trợ dạy học. Đặc biệt, giáo viên đã linh hoạt
trong việc điều chỉnh nội dung, thời lượng, dung lượng kiến thức bài dạy phù
hợp với đối tượng học sinh và điều kiện thực tế của địa phương. Đặc biệt, trong
năm học 2020-2021 Ngành GDĐT Lệ Thủy đã thực hiện tích hợp linh hoạt nội dung
giáo dục địa phương trong Hoạt động trải nghiệm đáp ứng mục tiêu Chương trình
GDPT 2018, được nhà trường và nhân dân địa phương ủng hộ, học sinh yêu thích.
Kết quả đánh giá lớp 1 cuối
năm học 2020-2021: Tỉ lệ học sinh hoàn thành lớp học (chưa thi lại) đạt 98,8%
tăng 1,8% so với năm học 2019-2020. Đặc biệt, học sinh vùng cao đã mạnh dạn, tự
tin hơn trong giao tiếp; biết đọc thông, viết thạo, tính toán khá nhanh, bước
đầu biết vận dụng đọc sách, đọc báo, giải quyết vấn đề đơn giản trong cuộc
sống.
Đánh giá kết quả thực hiện
đổi mới chương trình, sách giáo khoa lớp 1 theo chương trình dục phổ thông
2018, tại báo cáo tổng kết đã nhấn mạnh: Việc thực hiện chương trình, sách giáo
khoa lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 trên địa bàn huyện được
triển khai tích cực, đúng kế hoạch chỉ đạo của UBND huyện và hướng dẫn của cấp
trên. Phòng GD&ĐT đã tham mưu tích cực, chuẩn bị tốt mọi điều kiện về đội
ngũ, CSVC-TBDH, kế hoạch và chương trình dạy học, làm tốt công tác tuyên
truyền; sự phối hợp chặt chẽ, tích cực cùng với sự chỉ đạo đồng bộ, quyết tâm
cao của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, đã tạo điều kiện thuận lợi cho các
trường tiểu học triển khai đổi mới giáo dục phổ thông. Các đơn vị chủ động
trong xây dựng kế hoạch, đẩy mạnh công tác bồi dưỡng đội ngũ, đổi mới sáng tạo
trong công tác giảng dạy và quản lý, phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh.
Kết quả dạy học bước đầu đạt ở mức tốt về mục tiêu, yêu cầu chuẩn đầu ra môn
học, lớp học, làm tiền đề cho cơ sở đổi mới các lớp tiếp theo.
Phát biểu của đ/c Trần Quốc Thắng,
Trưởng phòng MN-TH
Tại Hội nghị, cán bộ quản
lý, giáo viên các nhà trường và lãnh đạo một số địa phương tích cực tham gia ý
kiến thảo luận, nêu lên những khó khăn, hạn chế trong quá trình triển khai
chương trình, sách giáo khoa lớp 1 như: cơ sở vật chất ở một số trường chưa
đồng bộ; công tác bồi dưỡng đội ngũ, trang thiết bị phục vụ chương trình GDPT
2018…; đồng thời đề xuất ý kiến thực hiện hiệu quả việc triển khai Chương trình
giáo dục phổ thông 2018 trong thời gian tới.
Trên cơ sở kết quả đạt được,
trong thời gian tới, Phòng GDĐT yêu cầu các trường tiếp tục tổ chức triển khai
kế hoạch thực hiện đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo
kế hoạch của Bộ, Sở GDĐT phù hợp với điều kiện địa phương; điều chỉnh, sắp xếp
để sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện có, tăng cường công
tác huy động các nguồn lực xã hội để trang bị cơ sở vật chất; thường
xuyên tự học, tự bồi dưỡng năng lực, trình độ chuyên môn… đáp ứng yêu cầu đổi
mới giáo dục.