GIỚI THIỆU
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người đang online: 37
Số lượt truy cập: 9869396
QUẢNG CÁO
GDSK Tháng 10 - CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT VÀ MỘT SỐ LƯU Ý TRONG CHĂM SÓC
image002.jpg


I. Bệnh sốt xuất huyết trải qua 4 giai đoạn lần lượt như sau:

1.    Giai đoạn ủ bệnh: thời kỳ này sẽ kéo dài trung bình từ 4 – 7 ngày. Virus Dengue tùy theo từng cơ địa và khả năng miễn dịch của từng đối tượng mà nhân lên dần dần, đến khi đủ số lượng sẽ gây ra nhiều triệu chứng cụ thể và bệnh chuyển sang giai đoạn tiếp theo.

2.    Giai đoạn sốt Dengue: ở giai đoạn này kéo dài từ khoảng 2 – 7 ngày và thường có dấu hiệu tương tự như cảm cúm. Đây không phải là giai đoạn nguy hiểm và có thể xuất hiện một số triệu chứng như nhức đầu, đau họng, buồn nôn, người mệt mỏi… và đặc biệt là sốt cao (từ 39 đến 40 độ C).

3.    Giai đoạn nguy hiểm: hầu hết bệnh nhân sẽ không còn sốt trong giai đoạn này, nhưng đây mới chính là thời gian nguy hiểm nhất quyết định bệnh có diễn biến trầm trọng hay không. Ở thời kỳ này, virus Dengue đã làm hệ miễn dịch suy yếu đi rất nhiều. Vì thế mà bạch cầu, tiểu cầu giảm đáng kể, ảnh hưởng đến khả năng đề kháng của bệnh nhân. Bạn cần có sự theo dõi và thăm khám hàng ngày từ bác sĩ.

4.    Giai đoạn phục hồi: nếu như vượt qua được giai đoạn trên, cơ thể của bệnh nhân sẽ từ từ hồi phục. Khi đó, nhịp tim và huyết động ổn định, đi tiểu nhiều, có cảm giác thèm ăn và khát nước.

II. Cách điều trị sốt xuất huyết như nào nhanh khỏi nhất?

Cho đến ngày nay, vẫn chưa có một phương pháp điều trị đặc hiệu nào cho bệnh sốt xuất huyết. Hầu hết bệnh sẽ tự khỏi trong vòng 2 tuần nếu như được chăm sóc và điều trị tránh các biến chứng xảy ra.

- Khi bị sốt xuất huyết cần nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh và đặc biệt cần uống nhiều nước. Kết hợp uống nước điện giải Oresol đều đặn.

- Khi sốt cao cần uống thuốc hạ sốt ngay, nên sử dụng các loại thuốc hạ sốt có chứa thành phần Paracetamol. Nên tránh các thuốc hạ sốt có khả năng làm tăng biến chứng chảy máu. Không nên lạm dụng uống quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến gan và gây men gan cao.

- Tích cực ăn uống đầy đủ các thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, đặc biệt là hoa quả để tăng đề kháng cho sức khỏe và tránh mất nước.

- Trong trường hợp bệnh có dấu hiệu nặng hơn, bệnh sốt xuất huyết có thể gây sốc hoặc chảy máu, lúc này bạn cần phải đến bệnh viện ngay lập tức để các bác sĩ thăm khám và xử lý kịp thời.

 image004.jpg

III. Những lưu ý khi điều trị sốt xuất huyết

·        Không dùng các thực phẩm có màu đỏ: Trong khi đang bị bệnh, nếu bệnh nhân ăn các thức ăn có màu đỏ sẽ rất khó phân biệt được với máu và có bị xuất huyết đường tiêu hóa hay không, nếu như bệnh nhân nôn hoặc đi vệ sinh ra chất màu đỏ.

·        Không ăn trứng: Trứng có hàm lượng chất dinh dưỡng rất cao, khi ăn cơ thể sẽ tạo ra một nhiệt lượng lớn. Khi người bệnh đang sốt sẽ khiến cho thân nhiệt tăng cao hơn và sốt nhiều hơn.

·        Không ăn uống đồ cay nóng, chất kích thích: Làm não kích thích gây tăng huyết áp, việc hấp thụ chất kích thích vào cơ thể người bệnh sẽ khiến cho hoạt động của các tế bào bạch cầu diệt khuẩn chậm chạp hơn và vì thế bệnh càng trở nên lâu khỏi.

       Chú ý: Không uống nước cam trong giai đoạn có xuất huyết phòng gây xuất huyết nặng hơn.

·        Tránh ra gió và tắm nước lạnh: Bệnh nhân nên nghỉ ngơi tại nhà, không nên ra gió, không tắm nước lạnh, chỉ nên vệ sinh cơ thể bằng cách lau người với nước ấm. Nước lạnh có khả năng làm co mạch máu trên da nhưng lại làm giãn mạch bên trong nội tạng, rất dễ bị đột tử.


Lên đầu trang
TÌM KIẾM


Hỗ trợ trực tuyến
Nguyễn Thị Lệ Hương
Nguyễn Thị Lệ Hương
Hiệu trưởng
ĐĂNG NHẬP

Tên đăng nhập
Mật khẩu
HÌNH ẢNH
LIÊN KẾT WEBSITE


TRƯỜNG TIỂU HỌC XUÂN THỦY, HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH
Điện thoại: 0232.3882973 - Email: thxuanthuy@lethuy.edu.vn
Developed by Phạm Xuân Cường. Tel: 0912.037911 - Mail: cuonggiaoduc@gmail.com