GDSK - Dịch bệnh cúm
Bệnh lây chủ yếu từ người bệnh sang người lành
qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp theo đường hô hấp, niêm mạc mắt; đặc biệt
bệnh cúm gà có thể lây từ gà, ngan... sang người với tỷ lệ tử vong cao.
Bệnh có biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, ho, đau
họng... có thể dẫn đến viêm phổi nặng và tử vong nếu không được phát hiện và xử
lý kịp thời. Để chủ động phòng chống bệnh cúm, mọi người cần thực hiện 4 biện
pháp sau:
1. Vệ
sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống:
- Đảm bảo vệ sinh cá nhân hằng ngày;
- Không sử dụng thịt và các sản phẩm từ súc vật
mắc bệnh;
- Sử dụng các thuốc sát khuẩn đường mũi họng
hằng ngày.
2. Hạn
chế sự tiếp xúc với nguồn bệnh:
- Hạn chế tiếp xúc với người bệnh, súc vật mắc
bệnh;
- Khi cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh,
súc vật mắc bệnh phải đeo khẩu trang y tế, đeo kính, mũ, áo; rửa tay bằng xà
phòng hoặc sát khuẩn trước và sau khi tiếp xúc;
- Những người mắc bệnh mãn tính, có nguy cơ
biến chứng cúm, tránh tiếp xúc với nguồn bệnh.
3. Biện
pháp tăng cường sức khỏe và khả năng phòng bệnh:
- Tăng cường sức khỏe bằng cách ăn uống, nghỉ
ngơi hợp lý và rèn luyện thân thể;
- Những người thường xuyên tiếp xúc với nguồn
bệnh, làm việc ở các nơi có dịch cúm trên súc vật, cần thực hiện các biện pháp
dự phòng cá nhân như phòng chống dịch SARS.
Khi có biểu hiện viêm
đường hô hấp cấp như sốt cao, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, đau họng, ho; Cần đến
ngay các cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.