GIỚI THIỆU
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người đang online: 92
Số lượt truy cập: 10077241
QUẢNG CÁO
GDSK - Các bệnh thường gặp trong mùa đông

CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRONG MÙA THU ĐÔNG

                                                           

          Mùa thu - đông, thời tiết đang thay đổi bất thường là điều kiện cho dịch bệnh phát triển, nhất là học sinh ở bậc tiểu học. Giáo viên và các bậc phụ huynh nên chú ý nhiều hơn đến sức khỏe của các em lúc này. Dưới đây là một số bệnh thường gặp vào mùa thu - đông ở trẻ em.

1. Đau họng:

- Nguyên nhân: Do vi khuẩn hoặc virus gây ra.

- Triệu chứng: Các triệu chứng thường xảy ra bất ngờ như: Sưng họng, ớn lạnh, sốt, đau đầu, buồn nôn hay thỉnh thoảng bị nôn.. Họng tấy đỏ  và amidal sưng, đôI khi có hạch.

- Chữa trị: Cần đến bác sĩ để kiểm tra họng, chẩn đoán loại bệnh. Bác sĩ sẽ cho uống kháng sinh trong 10 ngày nếu có vi khuẩn.

2. Cảm/cúm:

- Nguyên nhân: Cảm do virus gây ra và lây lan qua không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Cúm là bệnh về đường hô hấp do vius. Bệnh lây lan qua nước bọt, nước mũi/đờm của người mang bệnh.

- Triệu chứng: Người bị cảm thường bị nghẹt mũi, chảy nước mũi, sốt, đau đầu, ho, sưng họng hoặc mệt mỏi. Bệnh cúm thường có các triệu chứng sốt, đau các cơ, ho khan, chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau đầu và mệt mỏi.

- Chữa trị: Không có thuốc nào chưa 2 loại bệnh trên nhưng hãy cho trẻ nghỉ ngơI và uống nhiều nước. Nên cho trẻ nghỉ học vài ngày.

3. Bệnh sốt phát ban:

- Triệu chứng: Trẻ sốt và nổi ban đỏ khắp người.

- Chữa trị: Bệnh do lây nhiễm virus nên không có thuốc đặc hiệu, chỉ điều trị các triệu chứng. Trẻ có thể truyền bệnh khi mẩn đỏ chưa xuất hiện, còn khi đã có biểu hiện thì không lây sang người khác nữa.

- Chăm sóc: Ăn uống bồi dưỡng, uống đủ nước, ăn nhiều trái cây.

4. Bệnh viêm màng kết: Hay còn gọi là bệnh đau mắt đỏ, lây lan nhanh do mắt tiếp xúc với tay bẩn, quần áo và khăn mặt.

- Triệu chứng: Mắt đỏ và cộm. Đôi khi chảy nước vàng và có rỉ mắt vào ban đêm.

- Chữa trị: Hầu hết chỉ điều trị triệu chứng. Nếu do vi khuẩn, bác sĩ sẽ kê đơn  thuốc nhỏ mắt chứa kháng sinh. Nếu bệnh do virus thì sẽ tự khỏi.

5.  Viêm phế quản, viêm phổi: Là bệnh viêm cấp tính các phế quản nhỏ, phế nang và các tổ chức quanh phế nang.

- Triệu chứng:

+ Sốt cao 38-39 độ.

+ Trẻ mệt mỏi, môi khô, quáy khóc (trẻ nhỏ).

+ Lúc đầu ho khan sau ra nhiều đờm rãi. 

- Đưa trẻ đi chụp X-quang thấy xuất hiện nốt mờ ở hai phổi.

- Xét nghiệm máu, bạch cầu đa nhân trung tính tăng cao. Nếu phát hiện và điều trị sớm, bệnh sẽ lui dần.

-  Đưa trẻ đi chụp X-quang thấy xuất hiện nốt mờ ở hai phổi.

- Xét nghiệm máu, bạch cầu đa nhân trung tính tăng cao. Nếu phát hiện và điều trị sớm, bệnh sẽ lui dần.

- Điều trị: Chống nhiễm khuẩn bằng kháng sinh. Giảm ho bằng các bài thuốc dân gian: Hoa hồng bạch hấp với đường phèn hay nước sắc lá cây rẻ quạt. Nếu sốt cao dùng thuốc hạ nhiệt.

- Chăm sóc toàn diện: ủ ấm, ăn sữa, uống nước hằng ngày.

6. Tiêu chảy:

          Cần xác định nguyên nhân gây tiêu chảy. Theo dõi tình hình của trẻ để đưa đi bác sĩ kịp thời. Không sử dụng thuốc “cầm” tại nhà quá liều một cách bừa bãi. Cho trẻ ăn uống hợp lý, đúng cách, không ép buộc, bù nước đầy đủ. Bổ sung vitamin từ trái cây tự nhiên. 

                                                                                                NVYT - Sưu tầm

 

Lên đầu trang
TÌM KIẾM


Hỗ trợ trực tuyến
Nguyễn Thị Lệ Hương
Nguyễn Thị Lệ Hương
Hiệu trưởng
ĐĂNG NHẬP

Tên đăng nhập
Mật khẩu
HÌNH ẢNH
LIÊN KẾT WEBSITE


TRƯỜNG TIỂU HỌC XUÂN THỦY, HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH
Điện thoại: 0232.3882973 - Email: thxuanthuy@lethuy.edu.vn
Developed by Phạm Xuân Cường. Tel: 0912.037911 - Mail: cuonggiaoduc@gmail.com