Đổi mới phương pháp dạy học cũng như cách thay đổi phương thức sinh hoạt chuyên môn ở trường tiểu học là điều cần thiết để đáp ứng mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông mới. Với mục đích bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên để tiếp cận với Chương trình GDPT 2018 và thực hiện xây dựng kế hoạch, tổ chức dạy học nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, xây dựng môi trường học tập thân thiện, tích cực, tự học, nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn, Trường Tiểu học Xuân Thuỷ đã chủ động phổ biến đến giáo viên về hướng dẫn số 1315/BGD ĐT-GDTH ngày 16/4/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn thực hiện Chương trình GDPT cấp tiểu học.
Trước hết, quan niệm
SHCM theo NCBH đã được điều chỉnh và thay đổi. SHCM theo NCBH là hoạt động GV
cùng nhau học tập từ thực tế học tập của HS. Ở đó, GV thiết kế kế hoạch bài
học, dự giờ quan sát, suy ngẫm và chia sẻ (tập trung chủ yếu vào quá trình học
tập của HS) bài học, nhận xét về các câu hỏi, nhiệm vụ học tập mà giáo viên đưa
ra, ….có ảnh hưởng đến quá trình học tập của HS như thế nào. Trên cơ sở đó, GV
được chia sẻ, học tập lẫn nhau, rút kinh nghiệm và điều chỉnh nội dung, phương
pháp dạy học vào bài học một cách hiệu quả.
Trong SHCM theo NCBH,
nhà trường phải xác định mục đích là nghiên cứu giờ dạy nhằm phát triển năng
lực chuyên môn cho GV trên cơ sở mối quan hệ bình đẳng và hợp tác giữa các thành
viên. Vì vậy bài dạy minh họa không đánh giá hay xếp loại GV, mà đó là cơ hội
cho GV nghiên cứu học tập, phát triển năng lực chuyên môn. Trong dự giờ, cần
chọn vị trí cho GV dự giờ phù hợp, dễ dàng quan sát được nét mặt, hoạt động của
HS. Sau buổi dự giờ, mỗi GV cần trả lời các câu hỏi: Khi nào HS tập trung học? Khi nào HS không tập trung học? Lí do vì sao
học sinh học hay không học? Cần phải làm gì để giúp các em học tập thực sự? Khi
thảo luận về dự giờ, người dự giờ cần tập trung thảo luận chi tiết về thực tế
học tập của HS. Các ý kiến cần tập trung làm rõ từng tình huống, thời điểm nào
các em tập trung, thời điểm nào chưa tập trung. Từ đó, GV phân tích nguyên nhân
và đưa ra các giải pháp giúp các em say mê học tập. Người dự giờ không gợi ý
cách dạy hoặc chỉ ra hạn chế nội dung kiến thức, tiến trình lên lớp, ….mà nên
trao đổi kinh nghiệm dạy học qua thực tế. Người chủ trì buổi SHCM cần tạo cơ
hội cho GV được phát biểu ý kiến thẳng thắn và cụ thể hơn, có như vậy GV sẽ học
tập được nhiều hơn.
Với cách làm đó, SHCM
theo NCBH trở thành một hoạt động có sức hấp dẫn, thu hút được tất cả đội ngũ
tham gia tích cực. Trong dự giờ, thảo luận, GV đã có thói quen quan sát, chia
sẻ ý kiến chi tiết về việc học tập của học sinh nên có nhiều kinh nghiệm trong
việc điều chỉnh linh hoạt chương trình, sách giáo khoa, sách GV quyết định khi
nào cần can thiệp và can thiệp như thế nào vào việc học tập của học sinh. GV
sẵn sàng tham gia dạy học minh hoạ, biết thiết kế các hoạt dộng học tập hợp lí,
có ý nghĩa và loại bỏ các hoạt dộng không cần thiết, có khả năng quan sát, bao
quát lớp học, điều chỉnh phương pháp dạy học phù hợp nhằm giúp HS học tập hiệu
quả. Đặc biệt hơn, sau các buổi SHCM, GV mạnh dạn vận dụng kinh nghiệm vào hoạt
động dạy học trên lớp, HS hứng thú tham gia học tập, học kĩ, hiểu sâu, biết
lắng nghe và chia sẻ với bạn, có kĩ năng học tập nhóm, học tập cộng tác.
Từ thực tiễn áp dụng
và thực hiện SHCM theo hướng NCBH theo hướng dẫn số 1315/BGDĐT chuyên môn
trường Tiểu học Xuân Thuỷ đã tổ chức tập huấn cho toàn thể GV về văn bản hướng
dẫn SHCM theo hướng dẫn số 1315, cùng thảo luận về những điểm mới, khác biệt so
với SHCM trước đây. Năm học 2020-2021, mô hình SHCM theo NCBH đã được triển
khai tại các tổ chuyên môn của trường. Trong quá trình thực hiện các tổ chuyên
môn của trường luôn nhận được sự chỉ đạo sát sao của phòng GDĐT Lệ Thuỷ, Ban
giám hiệu trường Tiểu học Xuân Thuỷ. Bản thân mỗi GV cũng nghiêm túc nghiên cứu, đổi mới mình
trong SHCM để hoạt động SHCM theo NCBH trở thành hoạt động trọng tâm trong việc
bồi dưỡng, phát triển chuyên môn cho GV trường Tiểu học Xuân Thuỷ.
Một số hình ảnh về Sinh
hoạt CM theo CV 1315