Virus corona gây hội chứng hô hấp cấp tính nặng 2, viết tắt SARS-CoV-2, trước đây có tên là virus corona mới 2019 (2019-nCoV) và cũng được gọi là virus corona ở người 2019, là một chủng coronavirus gây ra bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona 2019, xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 12 năm 2019, trong đợt bùng phát đại dịch COVID-19 ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc và bắt đầu lây lan nhanh chóng, sau đó trở thành một đại dịch toàn cầu.
I. Cách
phòng ngừa chung
- Nếu
đang có dấu hiệu như sốt, ho hoặc khó thở, cần tránh đi lại, du lịch. Trong
trường hợp xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ của bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế
để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
- Bên cạnh đó, bạn cần chia sẻ thông
tin về lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Thường
xuyên rửa tay bằng xà phòng, không nên chạm tay vào mắt, mũi, miệng. Hạn chế
tiếp xúc với những người bị ho, sốt.
- Che
kín miệng và sử dụng khăn giấy hoặc tay áo khi ho hoặc hắt hơi. Bỏ khăn giấy
vào thùng rác ngay sau khi sử dụng, rồi rửa tay.
- Báo
ngay cho các nhân viên hàng không, ô tô, đường sắt nếu xuất hiện dấu hiệu ốm
khi di chuyển, du lịch. Đến cơ sở y tế cáng sớm càng tốt.
- Dùng
các loại thực phẩm được đun nấu chín.
- Ở
nơi công cộng, không khạc nhổ bừa bãi. Không nên tiếp xúc gần với động vật nuôi
hoặc hoang dã.
- Khi
tới chỗ đông người hoặc tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh nên đeo khẩu
trang.
- Sử
dụng khẩu trang đúng cách, khẩu trang phải che kín miệng khi đang sử dụng.
- Đối
với các loại khẩu trang dùng 1 lần cần vứt bỏ ngay vào thùng rác sau khi dùng
và sau khi bỏ khẩu trang cần rửa tay sạch.
II. Cách đeo khẩu trang ý tế đúng cách
- Chỉ
sử dụng 1 lần rồi vứt vào thùng rác an toàn, có nắp đậy.
- Khi
đeo khẩu trang phải để mặt xanh ra ngoài do mặt màu xanh có tính chống nước.
- Mặt
màu trắng có tính hút ẩm, nên quay vào trong, để hơi thở thoát ra thấm vào khẩu
trang.
- Khẩu
trang phải che kín cả mũi lẫn miệng. Khi mang khẩu trang tuyệt đối không sờ tay
vào, vì động tác sờ tay sẽ vô tình làm cho bàn tay lây nhiễm vi rút và các tác
nhân gây bệnh khác, sau đó truyền bệnh lại cho chính mình và những người xung
quanh.
- Tuyệt
đối không dùng tay cầm vào khẩu trang để tháo ra, thói quen lấy tay vo khẩu
trang lại sẽ gây lây nhiễm vi rút và các tác nhân gây bệnh khác cho bàn tay.
- Khi
tháo khẩu trang chỉ được cầm vào dây đeo qua tai, tháo ra cho vào thùng rác an
toàn.
- Rửa
tay ngay sau khi tháo bỏ khẩu trang.
III. Nhóm đối tượng ưu tiên và miễn
phí tiêm vắc xin COVID – 19
Về
đối tượng ưu tiên tiêm và miễn phí, Nghị quyết 21/NQ-CP của Chính phủ quy định
có 9 nhóm.
Nhóm
1 là lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch, gồm:
Người làm việc trong các cơ sở y tế; Người tham gia phòng chống dịch (Thành
viên Ban chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp, người làm việc ở các khu cách ly,
làm nhiệm vụ truy vết, điều tra); Quân đội; Công an;
Nhóm
2 gồm: Nhân viên, cán bộ ngoại giao của Việt
Nam được cử đi nước ngoài hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh;
Nhóm
3 gồm: Người cung cấp dịch vụ thiết yếu: hàng
không, vận tải, du lịch; cung cấp dịch vụ điện, nước;
Nhóm
4 gồm: Giáo viên, người làm việc tại các cơ sở
giáo dục, đào tạo, người làm việc tại các cơ quan, đơn vị hành chính thường
xuyên tiếp xúc với nhiều người;
Nhóm
5 gồm: Người mắc các bệnh mạn tính, người trên
65 tuổi;
Nhóm
6: Người sinh sống tại các vùng có dịch;
Nhóm
7: Người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội;
Nhóm
8: Người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi
công tác, học tập, lao động ở nước ngoài;
Nhóm
9: Các đối tượng khác do Bộ Y tế quyết định căn cứ
yêu cầu phòng chống dịch.
IV. Những đối tượng cần trì hoãn tiêm và thận
trọng tiêm chủng vắc xin COVID – 19
* Theo Quyết
định số 1624/QĐ-BYT, các đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng là người từ 18 tuổi
trở lên, không quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào liệt kê trong
thành phần của vaccine. Trong
đó, có 9 đối tượng cần trì hoãn tiêm chủng, gồm:
Nhóm 1: Người đang mắc bệnh cấp
tính;
Nhóm 2: Phụ nữ mang thai, phụ nữ
đang nuôi con bằng sữa mẹ;
Nhóm 3: Những người bị suy giảm
khả năng đáp ứng miễn dịch, ung thư giai đoạn cuối, xơ gan mất bù;
Nhóm 4: Người trong vòng 14 ngày
trước có điều trị corticoid liều cao hoặc điều trị hóa trị, xạ trị;
Nhóm 5: Người trong vòng 90 ngày
trước có điều trị immunoglobulin hoặc điều trị huyết tương của người bệnh
COVID-19;
Nhóm 6: Tiêm vaccine khác trong
vòng 14 ngày trước;
Nhóm 7: Người đã mắc COVID-19
trong vòng 6 tháng;
Nhóm 8: Người trên 65 tuổi;
Nhóm 9: Người bị giảm tiểu cầu
hoặc rối loạn đông máu.
* Ngoài ra,
có 4 đối tượng cần thận trọng tiêm chủng, cụ thể:
Nhóm 1: Người có tiền sử dị ứng
với các dị nguyên khác;
Nhóm 2: Người có bệnh nền nặng,
bệnh mạn tính chưa được điều trị ổn định;
Nhóm 3: Người mất tri giác, mất
năng lực hành vi;
Nhóm 4: Người có bệnh mạn tính có
phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống:
- Mạch:
< 60 lần/phút hoặc > 100 lần/phút.
- Huyết
áp:
+
Huyết áp tối thiểu < 60 mmHg hoặc > 90 mmHg
+
Huyết áp tối đa < 90 mmHg hoặc > 140 mmHg
+
Nhịp thở > 25 lần/phút và/hoặc SpO2 < 94% (nếu có).
Chống chỉ định: Tiền sử phản vệ từ độ 2
trở lên tại lần tiêm trước hoặc với bất cứ thành phần nào của vắc xin.