GIỚI THIỆU
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người đang online: 57
Số lượt truy cập: 9662883
QUẢNG CÁO
GDSK - Bệnh nhiễm giun

TÌM HIỂU VỀ BỆNH GIUN SÁN ĐỐI VỚI TRẺ EM

            Giun sán là những ký sinh trùng phổ biến ở Việt Nam và số người mang loại ký sinh trùng cũng tương đối nhiều. Nhiễm giun là một trong những bệnh thường gặp, đặc biệt là học sinh tiểu học.

1. Nhiễm giun có tác hại gì:

-  Nhiễm giun gây suy dinh dưỡng vì giun chiếm đoạt các chất dinh dưỡng (giun đũa).

- Nhiễm giun gây thiếu máu (giun tóc, giun móc).

- Giun có thể gây một số tai biến nguy hiểm ở đường ruột (tắc ruột, giun chui ống mật), biếng ăn, rối loạn tiêu hóa.

2. Nguyên nhân:

          Do trẻ bẩn, không được chăm sóc chu đáo, do trẻ ham chơi tay không sạch mút vào miệng, ngậm đồ chơi bám bụi bẩn, tay bẩn cầm bánh kẹo, thức ăn không được nấu chín. Mặt khác, do ruồi nhặng bám vào chỗ bẩn, phân rác, rồi lại bám vào thức ăn mang theo trứng giun sẽ dễ dàng chui vào ruột trẻ và sinh sản rất nhanh. Có nhiều loại sán, nhưng trẻ thường bị giun đũa và giun kim. Ngoài ra còn có nhiều loại khác như sán lá, sán dây và các loại giun chỉ, giun móc, cũng có thể mắc ở trẻ con nhưng ít hơn.

3. Các loại giun thường gây bệnh ở trẻ em:

- Giun đũa: Ở nước ta, trẻ em bị nhiễm giun đũa chiếm tới 80-90%. Giun đũa sống trong ruột non của con người, giun cái đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài gây ô nhiễm đất, nước. Qua nước, thức ăn, tay bẩn ấu trùng vào cơ thể và trở thành giun trưởng thành. Giun có thể sinh sản tới hàng trăm con trong ruột gây tắc ruột hoặc di chuyển vào đường gan-mật gây áp-xe gan. Trẻ bị nhiễm giun đũa thường đau bụng vùng quanh rốn, nôn ra giun, đi ngoài ra giun, bụng ỏng, gầy yếu. Nếu trẻ đau bụng dự dội và kéo dài thường là biến chứng của giun như giun chui đường mật, tắc ruột ....

- Giun kim: Sống ở ruột già, giun cái đẻ trứng ngay ở hậu môn gây ngứa ở ghậu môn, trẻ gãi giun qua tay lên miệng gây tái nhiễm giun rất nhanh. Khi trẻ bị nhiễm giun kim thường khó ngủ hay quấy khóc do ngứa hậu môn, thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa, phân lỏng, có thể nhìn thấy giun kim ở hậu môn hoặc trong phân.

- Giun móc: Trẻ em nhiễm giun móc chiếm khoảng 10%. Giun móc ký sinh ở tá tràng, miệng bám vào niêm mạc ruột để hút máu, trung bình mỗi ngày, một con giun móc có thể hút 0,2ml máu. Đường lây nhiễm giun móc chủ yếu qua đường miệng do ăn phải ấu trùng từ rau sống, tay bẩn, đất bụi và qua da. Trẻ nhiễm giun móc thường đau bụng vùng trên rốn, phân đen, thiếu máu từ từ, da xanh niêm mạc nhợt. Trường hợp nhiễm nặng dễ gây thiếu máu nặng, suy tim và có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

- Ngoài ra phải kể đến một số khác như sán lá, sán dây gồm nhiều đốt, đứt dần từng đốt, thường xuyên bò ra ngoài hậu môn, cũng làm các em bứt rứt, khó chịu.

4. Chữa bệnh giun sán:

- Khi trẻ từ 2 tuổi trở lên có thể tẩy giun cho trẻ bằng thuốc tẩy giun.

- Khi chữa trị phải thử xem phân có loại giun nào, để chọn thuốc có tác dụng, đồng thời trên nhiều loại giun sán; nên tẩy đúng lúc và chú ý đến liều lượng dùng để tránh trường hợp bất thường là giun sán bị kích thích, đi lạc chỗ như chui vào ống mật rất nguy hiểm nếu chẩn đoán không ra. Tốt nhất là 6 tháng, chậm là 12 tháng, chúng ta nên tẩy giun một lần. Đối với các em đã tẩy giun rồi, mà vẫn còn xanh xao, yếu kém ăn, cần phải kiểm tra xem có loại giun sán gì khác không, hoặc có thể trẻ bị bệnh khác như: còi xương, suy dinh dưỡng, xơ nhiễm lao, … để điều trị cho đúng hướng.

5. Phòng bệnh giun sán:

- Vệ sinh nhà cửa, trường lớp sạch sẽ.

- Sử dụng nguồn nước sạch.

- Xử lý rác hợp vệ sinh.

- Giữ gìn vệ sinh ăn uống, vệ sinh thân thể. Rửa sạch tay trước khi ăn, lau dọn nhà cửa sạch sẽ.

- Thức ăn phải luôn nấu chín, uống nước đun sôi để nguội. Nếu ăn trái cây hoặc rau sống thì phải rửa qua dung dịch rửa rau quả, thuốc tím, hoặc nước muối, rửa nhiều lần dưới vòi nước chảy.

- Vệ sinh tay chân, cắt móng tay, móng chân sạch sẽ, không đi chân đất, không ngồi lê xuống đất.

- Không đại tiện ra ngoài hố xí.

- Động viên bố mẹ xây dựng hố xí hợp vệ sinh. Không dùng phân tươi bón ruộng, nuôi cá.

- Quần áo của trẻ bị nhiễm giun cũng phải được phơi nơi nhiều nắng để diệt trứng giun.

- Uống thuốc xổ giun định kỳ 6 tháng/lần. Ngoài ra có thể uống tẩy giun bằng phương pháp dân gian bằng hạt bí ngô hoặc dương xỉ đực, nước sắc hạt cau ... Vận động mọi người trong nhà cùng tẩy giun.

 image002.gif        

                                                             NVYT- Trần Thị Diệu Huyền (Sưu tầm)

 

 

Lên đầu trang
TÌM KIẾM


Hỗ trợ trực tuyến
Nguyễn Thị Lệ Hương
Nguyễn Thị Lệ Hương
Hiệu trưởng
Nguyễn Hoài Phương
Nguyễn Hoài Phương
Quản trị mạng
ĐĂNG NHẬP

Tên đăng nhập
Mật khẩu
HÌNH ẢNH
LIÊN KẾT WEBSITE


TRƯỜNG TIỂU HỌC XUÂN THỦY, HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH
Điện thoại: 0232.3882973 - Email: thxuanthuy@lethuy.edu.vn
Developed by Phạm Xuân Cường. Tel: 0912.037911 - Mail: cuonggiaoduc@gmail.com