GDSK - Tật cận thị
TẬT CẬN THỊ HỌC ĐƯỜNG
Cận thị là gì?
- Cận thị là một tật khúc xạ gây rối loạn chức năng thị giác và chiếm
một vị trí đáng kể trong nhóm tật về thị giác, đặc biệt ở học sinh và người lao
động trẻ.
- Cận thị làm giảm sức nhìn, gây cản trở, khó khăn trong việc học tập và
sinh hoạt hàng ngày. Các em học sinh từ 7-16 tuổi rất dễ mắc chứng cận thị, và
độ cận thị tăng nhanh do mắt phải điều tiết nhiều.
Dấu hiệu nhận biết tật cận thị
- Nhìn vật phải đưa sát vào mắt mới rõ: cúi sát mắt vào sách vở, ngồi
sát để xem truyền hình...
- Hay nheo mắt để nhìn vật, đặc biệt khi ánh sang yếu.
- Thường chuyên dụi mắt, nheo mắt, nghiêng đầu khi nhìn.
- Mắt nhìn mờ hoặc nhức mắt.
- Kết quả học tập sút kém, không thích các hoạt động nhìn xa như đá
bóng, đá cầu mà thích thú hơn với việc đọc truyện, xem phim, chơi game…
Nguyên nhân dẫn đến cận thị
- Do điều tiết mắt: thói quen nhìn gần hơn tiêu
điểm của mắt, mắt phải điều tiết gần hơn trong thời gian quá lâu ở độ sáng
không thích hợp, hoặc sáng quá hoặc tối quá làm mỏi cơ mắt.
- Nguyên nhân do ăn uống: Chế độ ăn uống không hợp lý, thiếu các
dưỡng chất cần thiết như Vitamin A, Vitamin B2, thiếu các loại rau xanh, thừa
các chất đường, mỡ.
Phòng chống cận thị như thế nào?
- Điều chỉnh sự điều tiết của mắt: khám mắt ở địa chỉ uy tín, đo thị lực
và đeo kính hợp lý. Hướng dẫn các em học tập và giải trí đúng cách: ngồi học
đúng tư thế, nơi đủ ánh sáng, giữ đúng khoảng cách khi xem ti vi, chơi vi tính…
- Chế độ ăn uống hợp lý: Thực đơn hàng ngày nên có nhiều các loại
rau xanh thẫm, cà rốt, bí đỏ, cà chua cung cấp các vitamin dưỡng mắt
như Vitamin A, vitamin E, vitamin B. Nên hạn chế thức ăn chế biến sẵn chứa
nhiều đường, dầu mỡ.
- Chăm sóc mắt hàng ngày bằng cách sử dụng thuốc nhỏ mắt nhằm bổ
sung các vitamin, acid amin cho mắt.