GIỚI THIỆU
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người đang online: 471
Số lượt truy cập: 10278351
QUẢNG CÁO
Giáo dục sức khỏe tháng 8 - Bệnh sốt xuất huyết

BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT

Sốt xuất huyết, cũng  gọi là sốt Dengue, Dengue xuất huyết, là một bệnh do vi rút, lây lan do muỗi truyền, hay gặp ở những nước có khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới.

       1. Triệu chứng

 Triệu chứng của bệnh thường bắt đầu xuất hiện từ 3-14 ngày sau khi tiếp xúc với vi rút dengue, đây được gọi là thời gian ủ bệnh; thời gian ủ bệnh trung bình là khoảng 4-7 ngày. Triệu chứng thường bắt đầu với sốt cao đột ngột, có thể tới 41oC.

 Các triệu chứng khác gồm:

          - Đau đầu dữ dội
          - Đau nhức mắt; nhất là đau nhức phía sau mắt
          - Đau nhức xương khớp dữ dội (sốt xuất huyết cũng được gọi là “sốt nhức x
ương”)
          - Đau cơ dữ dội ở vùng thắt lưng, tay và chân
          - Đau bụng, cảm giác khó ở
          - Ớn lạnh (rét run)
          - Nổi nốt ban đỏ, phẳng trên da
          - Chóng mặt
          - Chán ăn
          - Đau họng
          - Chảy máu bất th
ường, như chảy máu cam, chảy máu chân răng và/hoặc có máu trong nước tiểu.

          Các triệu chứng thường hết trong vòng một hai tuần, nhưng phải mất nhiều tuần sức khỏe mới phục hồi hoàn toàn. Hay gặp là cảm giác cực kỳ mệt mỏi trong quá trình hồi phục bệnh.

       2. Nguyên nhân

          Sốt xuất huyết lây lan qua muỗi Aedes aegypti nhiễm vi rút Dengue. Muỗi đốt người cả ban ngày và ban đêm.

          Có 4 chủng vi rút Dengue khác nhau là DEN 1, DEN 2, DEN 3 và DEN 4. Một khi đã nhiễm chủng nào thì người bệnh sẽ có miễn dịch suốt đời chống lại chủng đó. Nhưng vẫn có thể bị nhiễm chủng khác. Nếu bị nhiễm lại bởi một chủng khác thì người bệnh sẽ tăng nhẹ khả năng bị những biến chứng nặng nề hơn như sốt xuất huyết nặng.

          Lây truyền vi rút Dengue diễn ra theo một vòng tròn: Người nhiễm bị muỗi đốt, sau đó muỗi nhiễm vi rút đốt người khác, và cứ như thế vòng tròn tiếp tục.

          Muỗi Aedes thích sinh sản gần nước và thường gặp trong nước tù đọng ở các vật chứa nước xung quanh các công trường xây dựng trong môi trường đô thị. Tỷ lệ sốt xuất huyết thường cao ở các thành phố lớn của các nước đang phát triển, có vệ sinh kém.

      3. Điều trị

          Hiện không có thuốc đặc trị cho bệnh sốt xuất huyết, vì thế việc điều trị bao gồm cố gắng giảm nhẹ triệu chứng và giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu nhất trong quá trình bệnh.

          Những việc nên làm:

          - Sử dụng thuốc giảm đau paracetamol để giảm triệu chứng đau và sốt – không dùng aspirin hoặc ibuprofen vì có thể gây chảy máu nội tạng ở người bị sốt xuất huyết
          - Uống nhiều nước để phòng mất nước – uống nước đóng chai hoặc nước sôi để nguội, không uống nước lã

          - Nằm nghỉ đầy đủ

          Nếu không thấy các triệu chứng được cải thiện sau 3-5 ngày, cần đến cơ sở y tế.

      4. Biến chứng

          Trong một số ít trường hợp, người bị bệnh sốt xuất huyết sẽ tiến triển thành thể nặng hơn và có thể đe dọa tính mạng, được gọi là sốt xuất huyết nặng.

      5. Phòng bệnh

          Không có vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết. Cách tốt nhất để phòng bệnh là không để bị muỗi đốt.

          Tránh để muỗi đốt bằng cách:

          - Sử dụng các thuốc xua côn trùng cả ban ngày và ban đêm để tránh bị muỗi đốt – các sản phẩm chứa N-diethylmetatoluamide (DEET) có hiệu quả, nhưng không nên dùng cho trẻ dưới 2 tuổi.
          - Mặc quần áo có tác dụng bảo vệ nhưng rộng rãi - muỗi có thể đốt xuyên qua quần áo mặc bó sát người; tốt nhất là mặc quần dài, sơ mi dài tay, đi giày và tất (vớ), không nên đi xăng đan

          - Nằm màn khi ngủ để tránh bị muỗi đốt ban đêm

          - Vệ sinh môi trường – muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết sinh sản trong nước tù đọng ở môi trường đông dân cư; nước đọng trong các chum vại, bao gồm từ nhà vệ sinh chung tới nước ứ đọng trong các lốp xe hơi cũ.

      6. Nhắc nhở cụ thể cho học sinh tại trường:

            * Phòng bệnh: 

          - Bệnh sốt xuất huyết là bệnh lây lan do muỗi truyền. Các em đến lớp sớm mở toang các cửa, bật quạt để làm thông thoáng trong phòng, xua hết muỗi trong phòng ra ngoài.

          - Tăng cường vệ sinh lớp học, chỗ để rác cuối lớp phải dọn dẹp gọn gàng, đổ rác khi đầy. Vệ sinh phong quang sạch sẽ, đổ rác đúng quy định, đốt rác định kỳ.

          - Ở nhà, các em phải giữ gìn vệ sinh nơi mình ở; tránh ao tù nước đọng;  đổ và úp các lu vại chứa nước không cần thiết.

          - Nằm ngủ phải bỏ màn.

            * Chống bệnh:

          - Khi đã mắc bệnh nên đi bệnh viện để có phương pháp điều trị kịp thời. Vì bệnh sốt xuất huyết có những biến chứng trầm trọng đe dọa đến tính mạng nên không nên tự điều trị bệnh tại nhà.

                                                 NVYT- Trần Thị Diệu Huyền (Sưu tầm)

Lên đầu trang
TÌM KIẾM


Hỗ trợ trực tuyến
Nguyễn Thị Lệ Hương
Nguyễn Thị Lệ Hương
Hiệu trưởng
ĐĂNG NHẬP

Tên đăng nhập
Mật khẩu
HÌNH ẢNH
LIÊN KẾT WEBSITE


TRƯỜNG TIỂU HỌC XUÂN THỦY, HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH
Điện thoại: 0232.3882973 - Email: thxuanthuy@lethuy.edu.vn
Developed by Phạm Xuân Cường. Tel: 0912.037911 - Mail: cuonggiaoduc@gmail.com