BỆNH BẠCH HẦU
Bệnh bạch hầu (diphtheria) là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có
giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Bệnh có thể xuất hiện ở
da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục.
1. Tác nhân gây bệnh:
Corinebacterium diphtheriae
thuộc họ Corynebacteriaceae
2. Cơ chế lây bệnh:
- Bênh lây truyền trực tiếp
hoặc gián tiếp (khi tiếp xúc với đồ chơi, vật dụng có dính chất bài tiết của
người bị nhiễm vi khuẩn) qua đường hô hấp.
- Bệnh nhiễm khuẩn 2 tuần.
3. Biểu hiện lâm sàng:
- Viêm họng, mũi, thanh quản.
- Họng đỏ, nuốt đau.
- Da xanh, mệt, nổi hạch ở dưới
hàm làm sưng tấy vùng cổ
- Có giả mạc màu trắng ngà hoặc
xám dính chặt vào xung quanh tổ chức viêm, bóc ra sẽ bị chảy máu.
4. Biến chứng nguy hiểm
- Viêm cơ tim, tiên lượng rất
xấu, tỉ lệ tử vong rất cao.
- Viêm dây thần kinh đến liệt
các dây thần kinh vận nhãn, cơ chi, cơ hoành.
- Viêm kết mạc mắt.
- Suy hô hấp do tắc nghẽn đường
hô hấp (Có thể xảy ra ở trẻ em, đặc biệt là nhũ nhi)
5. Biện pháp phòng ngừa:
-
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh
thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi
ngờ mắc bệnh.
-
Đảm bảo nhà ở, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.
-
Người có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và
đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.
-
Người dân trong ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc phòng và tiêm
vắc xin phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế.
- Đưa trẻ đi tiêm chủng tiêm
vắc xin đủ mũi tiêm và đúng lịch.
- Khi phát hiện sớm, bệnh điều
trị khỏi bằng kháng sinh.
6. Lịch tiêm chủng vắc xin ComBe
Five trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng:
- Mũi 1: Tiêm khi trẻ được 2
tháng tuổi.
- Mũi 2: Sau mũi thứ nhất 1
tháng.
- Mũi 3: Sau mũi thứ hai 1
tháng.
- Mũi 4: Khi trẻ 18 tháng tuổi
Hình ảnh minh họa


(NVYT sưu tầm)